Đăng nhập

Chưa có tài khoản? Đăng ký

Quên mật khẩu?

Sign Up

Giám Sát Công Trình Và Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết

Giám sát công trình là một vị trí vô cùng quan trọng trong xây dựng. Để đảm nhận vị trí công việc này, đòi hỏi bạn phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực tế. Nếu bạn quan tâm đến việc làm giám sát công trình thì hãy cùng tìm hiểu chi tiết về bản mô tả công việc cũng như những yêu cầu, kỹ năng quan trọng cần trang bị nhé!

Vị trí giám sát công trình là gì?

Giám sát công trình hay còn được gọi là giám sát xây dựng, giám sát thi công,… – một vị trí quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Vị trí công việc này phụ trách việc kiểm soát và theo dõi chất lượng, các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành để đảm bảo công trình xây dựng đạt chuẩn về thi công, an toàn lao động cũng như thời hạn quy định.

Người đảm nhận vị trí giám sát công trình bắt buộc phải có trình độ Kỹ sư và chứng chỉ hành nghề theo quy định hiện hành của Nhà nước. Giám sát là người đại diện chủ thầu chịu trách nhiệm trong việc theo dõi, cập nhật tình hình báo cáo và xử lý hiệu quả công việc liên quan đến thi công công trình xây dựng.

Đây là công việc có ảnh hưởng trực tiếp đến dự án nên người giám sát công trình phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc, tuân thủ theo đúng quy trình và quy định của pháp luật hiện hành.

Mô tả chi tiết công việc của giám sát công trình

Giám sát công trình là làm gì? Chắc hẳn đây là thắc mắc của nhiều ứng viên khi tìm hiểu về công việc này. Dưới đây là mô tả công việc của giám sát công trình đầy đủ và chi tiết nhất.

Giám sát hoạt động thi công của nhà thầu chính

– Theo dõi các hoạt động thi công hàng ngày của nhân công tại công trường.

– Kiểm tra, nhắc nhở nhân công thi công theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật.

– Kiểm tra chất lượng các loại vật liệu, vật tư xây dựng được đưa vào công trình.

– Đốc thúc đội ngũ thi công làm việc nhằm đảm bảo tiến độ xây dựng công trình.

– Trường hợp phát hiện các sai phạm về chất lượng – tiêu chuẩn kỹ thuật – an toàn thi công thì đình chỉ quá trình thi công để tìm ra nguyên nhân và phối hợp với các bên liên quan để xử lý.

– Kiểm soát các vấn đề liên quan đến an toàn lao động và vệ sinh môi trường tại khu vực công trình đang thi công.

– Giải quyết những vấn đề phát sinh ở công trình.

Giám sát hoạt động của nhà thầu phụ

– Kiểm tra bản thiết kế chi tiết hệ thống điện, hệ thống thông gió – điều hòa, thiết bị vệ sinh – cấp thoát nước, hệ thống phòng cháy – chữa cháy của công trình.

– Theo dõi quá trình thi công của các đội thầu phụ, kịp thời phát hiện những sai sót liên quan đến hồ sơ, tổ chức thi công và đưa ra cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn.

– Bàn bạc, phối hợp với các bên liên quan để thay đổi phương án thi công tùy vào tình hình thực tế.

Phối hợp với các bên liên quan nghiệm thu công trình

– Phối hợp với những đơn vị liên quan tổ chức nghiệm thu những hạng mục đã hoàn thành, nghiệm thu toàn bộ công trình thi công (với nhà thầu chính và các nhà thầu phụ).

– Tiến hành lập bản nghiệm thu về chất lượng, khối lượng công trình phân công.

– Trường hợp phát hiện hạng mục nào chưa đáp ứng yêu cầu thì phối hợp với nhà thầu đưa ra hướng giải quyết.

Một số nhiệm vụ khác

– Tiến hành lập và quản lý hồ sơ chất lượng công trình được giao.

– Lập và kiểm tra hồ sơ thanh toán với chủ đầu tư/nhà thầu chính, nhà thầu phụ, đơn vị cung cấp vật liệu, tổ đội thi công.

– Làm báo cáo định kỳ các hạng mục công việc theo yêu cầu.

Quy trình giám sát thi công công trình

Kiểm tra về tính chính xác của hồ sơ trong thiết kế: Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất trong quy trình giám sát thi công. Một người giám sát công trình có trách nhiệm thực hiện khảo sát, kiểm tra để đánh giá thật kỹ về những hồ sơ ở phần thiết kế thi công, thẩm tra về dự toán. Kiểm tra thông tin các quy chuẩn về kỹ thuật xây dựng sẽ được áp dụng vào việc thi công và đối chiếu một cách thực tế. Nếu phát hiện ra các sai sót thì phải đưa ra được các giải pháp khắc phục hiệu quả và giúp giảm thiểu đi các chi phí phát sinh không cần thiết.

Lên kế hoạch triển khai và giám sát về thi công: Kỹ sư trưởng phụ trách công trình sẽ đảm nhận nhiệm vụ giám sát. Việc thi công phải đảm bảo kết hợp được các quy chuẩn về kỹ thuật áp dụng. Đồng thời phải đáp ứng được các tiêu chuẩn xây dựng Nhà nước về thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình để lập được ra các kế hoạch về công tác thực hiện các chức năng về giám sát thi công trong công trình xây dựng

Đánh giá hồ sơ về thiết kế thi công: Đây là bước được thực hiện nhằm kiểm tra toàn bộ phần hồ sơ thuộc về phần thiết kế thi công của từng hạng mục trong thi công công trình.

Giám sát từng hạng mục trong thi công: Người giám sát công trình là người phải có trách nhiệm bao quát chặt chẽ từ tổng quát đến từng hạng mục thi công, kiểm tra số liệu đã được thống kê để đối chiếu với thực tế. Từ đó, kịp thời phát hiện được ra những thiếu sót cần sửa đổi và đưa ra các phương án xử lý một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Nguồn: Career Builder